Hiện nay các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều, do đó xảy ra tình trạng ùn tắc và nhiều tài xế sẵn sàng vượt đèn đỏ để di chuyển nhanh hơn. Vậy bạn đã biết vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất chưa? Trong bài viết này, visitledbury.info chúng tôi sẽ giúp bạn cập nhật thông tin mới nhất theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
I. Quy định về lỗi vượt đèn đỏ hiện nay
Theo Luật giao thông đường bộ, vượt đèn đỏ là hành vi người điều khiển phương tiện giao thông tiếp tục di chuyển xe khi đèn tín hiệu đã chuyển sang màu đỏ. Bởi theo quy định, tín hiệu đèn giao thông có 3 màu với ý nghĩa như sau:
- Đèn màu xanh là phương tiện được phép di chuyển
- Đèn màu vàng có nghĩa là phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng; trừ trường hợp xe đã di chuyển quá vạch thì được đi tiếp; trong trường hợp đèn tín hiệu màu vàng đang nhấp nháy thì người lái xe lưu thông trên đường được phép di chuyển nhưng phải quan sát nhường đường cho người đi bộ và giảm tốc độ khi qua các ngã 3, ngã 4…
- Đèn màu đỏ là các phương tiện phải dừng, cấm đi.
II. Mức phạt lỗi điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ bao nhiêu?
Hàng năm, bộ luật giao thông được Nhà nước ban hành theo Nghị định 100 luôn có sự đổi mới. Vì thế, người tham gia giao thông cần phải cập nhật và nắm bắt những thông tin về quy định để biết được các mức xử phạt hiện nay là bao nhiêu. Dưới đây chính là những quy định mới nhất giúp bạn trả lời được thắc mắc vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu với từng phương tiện cụ thể.
1. Quy định về mức phạt vượt đèn đỏ với ô tô, những loại xe tương tự ô tô
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi người lái ô tô, các loại xe tương tự ô tô vượt đèn đỏ, đồng thời bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng.
Đối với trường hợp gây ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ tước quyền sử dụng GPLX từ 2 đến 4 tháng.
2. Quy định về mức phạt vượt đèn đỏ với xe máy, xe mô tô
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lái xe máy, xe mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ. Bên cạnh đó, ngời điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng.
3. Quy định về mức phạt vượt đèn đỏ với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi người điều khiển xe kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn đỏ. Đồng thời, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về giao thông đường bộ từ 1 đến 3 tháng. Đối với trường hợp gây ra tai nạn giao thông sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng.
4. Quy định về mức phạt vượt đèn đỏ với xe đạp, xe đạp điện, người đi bộ
Nếu người tham gia giao thông điều khiển phương tiện là xe đạp, xe đạp điện, xe đạp máy khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Bên cạnh đó, theo quy định mới nhất thì người đi bộ khi vượt đèn đỏ cũng bị xử phạt hành chính như những phương tiện giao thông khác. Bởi đây là hành vi tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính bản thân và các phương tiện khác. Mức xử phạt hành chính theo quy định khi người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
III. Giải đáp một số thắc mắc về lỗi vượt đèn đỏ
Bên cạnh thắc mắc vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu thì rất nhiều người vẫn quan tâm đến những vấn luật giao thông khác. Dưới đây là những thắc mắc nhiều nhất đã được chúng tôi tổng hợp lại và giải đáp.
1. Phương tiện rẽ phải khi đèn đỏ có bị phạt không?
Theo như quy định của luật giao thông đường bộ, khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì các phương tiện phải dừng lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phương tiện được phép đi dù phía trước đèn tín hiệu là màu đỏ, đó à:
- Có đèn giao thông mũi tên được lắp kèm với đèn giao thông thông thường.
- Xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.
- Trên đường có kẻ vạch mắt võng.
- Có tiểu đảo cho phép phương tiện rẽ phải trước khi đền đến giao thông.
Như vậy có thể thấy, với 4 trường hợp trên thì phương tiện hoàn toàn được phép rẽ phải dù đèn giao thông màu đỏ mà không bị xử phạt.
2. Vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền?
Đèn vàng là tín hiệu giao thông báo hiệu phương tiện chuẩn bị dừng lại. Do đó, khi vượt đèn vàng sẽ không bị xem là không tuân thủ quy định của luật giao thông. Thế nhưng, theo quy định mới nhất, với những trường hợp khi đèn vàng xuất hiện mà người lái xe chưa đi qua vạch dừng thì bắt buộc phải dừng lại. Chỉ trong trường hợp đi quá vạch dừng thì mới được phép di chuyển tiếp.
Vì thế, để đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như những phương tiện xung quanh thì bạn nên dừng lại khi thấy đèn vàng, đừng cố gắng vượt để gây ra những va chạm đáng tiếc.
Theo Nghị định 100 mới nhất, khi người điều khiển phương tiện cố tình vượt đèn vàng dù chưa đến điểm dừng thì sẽ bị xử phạt giống như khi vượt đèn đỏ. Do đó, để tránh mất tiền oan, chúng tôi khuyên bạn nên giảm tốc độ và chú ý quan sát đèn giao thông thật kỹ.
Có thể thấy lỗi vượt đèn đỏ là hành vi thường gặp khi tham gia giao thông. Vậy nên, để lái xe an toàn thì bạn nên quan sát kỹ tín hiệu đèn giao thông tại các ngã 3, ngã 4 để tuân thủ quy định của pháp luật. Hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã biết được vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu và có thêm những thông tin hữu ích về luật giao thông.