Khi theo dõi các trận đấu, chúng ta thường gặp các tình huống phạm lỗi của các cầu thủ trên sân thi đấu. Sau những pha phạm lỗi này, trọng tài sẽ tiến hành các quả đá phạt. Vậy theo quy định của FIFA, các loại đá phạt trong bóng đá gồm có những loại nào? Cùng KQ Bong Da theo dõi bài viết sau đây để tìm câu trả lời nhé!
Đá phạt là gì?
Đá phạt là một hành động được sử dụng để khởi động lại trận đấu và được thực hiện bằng cách đá quả bóng vào sân. Điều 13 của Luật bóng đá quy định về các quả đá phạt. Theo đó, những quả đá phạt sẽ bao gồm cả những quả đá phạt trực tiếp và những quả đá phạt gián tiếp, sẽ được trao cho đội kia khi một trong hai đội phạm lỗi.
Khi thực hiện một quả đá phạt trực tiếp, bóng sẽ được đặt vào vị trí phạm lỗi trừ khi lỗi đó xảy ra trong vòng 16 phút 50 của quả ném phạt. Bóng phải được đặt ở trạng thái nghỉ trước khi đá. Cầu thủ đối phương phải cách bóng ít nhất 9,15 mét (phải đứng bên ngoài khu vực vòng cấm nếu cú sút được thực hiện từ trong vòng cấm của đội thực hiện cú đá phạt) cho đến khi quả bóng được sút đi.
Các loại đá phạt trong bóng đá
Đá phạt trực tiếp
Đá phạt trực tiếp là một trong các loại đá phạt trong bóng đá. Đây là cách để bắt đầu lại trận đấu và được trao cho đội đối phương khi đội kia phạm một trong những lỗi phổ biến nhất trong luật bóng đá. Trong một quả đá phạt trực tiếp, đội bị phạm lỗi được đá phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi và cầu thủ đối phương phải cách bóng ít nhất 9,15m. Nếu có bàn thắng được ghi trực tiếp từ cú đá phạt trực tiếp thì bàn thắng đó sẽ được công nhận.
Nếu cầu thủ phạm lỗi bởi hình thức đá phạt trực tiếp trong vòng 16,5m của đội đối phương thì đội còn lại được hưởng quả phạt đền. Quả phạt đền là một dạng đặc biệt của đá phạt trực tiếp cho phép một cầu thủ sút bóng vào khung thành đối phương, trong khi khung thành đối phương chỉ được bảo vệ bởi thủ môn.
Các tình huống dẫn đến việc trọng tài quyết định sẽ có một quả đá phạt trực tiếp diễn ra bao gồm:
- Cầu thủ đã thực hiện việc đá hoặc đang tìm cách đá vào cầu thủ đối phương.
- Cầu thủ cố tình ngáng chân hoặc đang tìm cách ngáng chân của cầu thủ đối phương.
- Cố tình chèn ép bóng cầu thủ đối phương.
- Cầu thủ cố tình khạc nhổ nước bọt vào mặt của cầu thủ đối phương.
- Cầu thủ cố tình nhảy vào đầu, người của cầu thủ đối phương.
- Cầu thủ cố ý đánh hoặc sử dụng các hình thức bạo lực khác để gây thương tích cho cầu thủ đối phương.
- Cầu thủ chơi bóng bằng tay (ngoài thủ môn dùng tay bắt bóng).
Đá phạt gián tiếp
Đá phạt gián tiếp là một kiểu đá phạt trong bóng đá, được trao cho đội còn lại khi đội kia phạm phải một trong số hầu hết các loại vi phạm kỹ thuật (không hẳn là lỗi) theo quy định của Luật bóng đá. Đội thực hiện pha đá phạt gián tiếp có quyền đá bóng tự do từ vị trí vi phạm hoặc vị trí nơi quả bóng đang nằm khi trận đấu được tạm dừng. Các cầu thủ của đội đối phương phải đứng cách xa quả bóng tối thiểu là 9,15m. Nếu có bàn thắng được ghi trực tiếp từ một cú đá phạt gián tiếp, bàn thắng đó sẽ không được công nhận. Trong đá phạt gián tiếp, bàn thắng chỉ được công nhận khi mà quả bóng đã chạm vào một cầu thủ bất kỳ khác thuộc một trong hai đội. Hiện nay, phạt việt vị là một trong những lỗi đá phạt gián tiếp phổ biến nhất.
Không giống như đá phạt trực tiếp, một cú đá phạt gián tiếp được thực hiện trong khu vực vòng cấm 16,5m của đội đối phương sẽ không được tính là quả phạt đền. Thay vào đó, nó sẽ được tính là một pha đá phạt gián tiếp như bình thường. Và lúc này các cầu thủ của đội đối phương sẽ đứng ở vị trí ngay trên đường cầu môn, giữa hai cột dọc bất kể khoảng cách có đủ 9,15m hay không.
Nguyên nhân dẫn đến đá phạt gián tiếp – một trong các loại đá phạt trong bóng đá do lỗi từ thủ môn như sau:
- Thủ môn cố tình câu giờ không đưa bóng vào sân.
- Thủ môn bắt bóng một cách không dứt khoát.
- Bóng chưa chạm vào cầu thủ khác thì thủ môn đã bắt bóng.
- Bắt, chạm bóng khi đồng đội ném bóng từ biên về.
Nguyên nhân dẫn đến đá phạt gián tiếp do các cầu thủ khác:
- Cố tình chơi bóng nguy hiểm.
- Cản trở đối phương lên bóng.
- Ngăn cản thủ môn đối phương đưa bóng vào sân.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến các loại đá phạt trong bóng đá mà Kqbongda.net muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi theo dõi bài viết, các bạn đã có thêm kiến thức để tận hưởng thoải mái các trận cầu đỉnh cao mà không cần băn khoăn về các quyết định xử phạt của trọng tài. Đồng thời, giúp ích cho anh em trong quá trình soi kèo bóng đá được chính xác hơn.