Răng khôn là chiếc răng nằm ở vị trí cuối cùng cung hàm nên thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm gây ra hiện tượng đau nhức. Do đó việc biết được bao nhiêu tuổi mọc răng khôn là điều cần thiết để có được những biện pháp xử lý phù hợp. Trong bài viết dưới đây visitledbury.info chúng tôi sẽ giúp bạn giải tỏa được nỗi băn khoăn, lo lắng này.
I. Răng khôn là răng nào?
Để biết được bao nhiêu tuổi mọc răng khôn, chúng ta cần hiểu răng khôn là răng như nào. Theo các bác sĩ nha khoa, răng khôn hay còn được gọi là răng số 8 là chiếc răng mọc cuối cùng trên khuôn hàm, chính vì thế chúng sẽ để lại cảm giác rất đặc biệt khi mọc. Thời điểm răng khôn mới nhú lên khỏi nướu sẽ gây ra sự đau đớn, căng cứng vùng hàm.
Những cảm giác này khiến cho bạn phải sống chung với sự khó chịu, mệt mỏi và gây ra những ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe. Đặc biệt, thời gian răng khôn mọc sẽ kéo dài trong nhiều năm nên bạn phải chịu sự “công kích” đầy bất ngờ.
Nguy hiểm hơn khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra những tác động lên răng bên cạnh, thậm chí có thể đâm ngang vào chân răng, dẫn đến tình răng răng lung lay sớm. Đó cũng chính là lí do mà chúng ta không nên giữ lại răng khôn.
II. Bao nhiêu tuổi thì mọc răng khôn?
Hàm răng của người trưởng thành thường có 32 chiếc răng vĩnh viễn, bao gồm 8 chiếc răng cửa; 4 chiếc răng nanh; 8 răng cối nhỏ; 8 răng cối lớn phát triển từ năm 6 đến 13 tuổi. Còn 4 chiếc răng khôn sẽ mọc ở độ tuổi trường thành.
Có thể thấy tuổi mọc răng khôn cách khá xa tuổi mọc răng vĩnh viễn. Chính điều đó khiến nhiều người luôn thắc mắc bao nhiêu tuổi mọc răng khôn? Theo các bác sĩ chuyên khoa, răng khôn đã hình thành bên trong xương hàm từ năm chúng ta 10 tuổi, thế nhưng phải đến năm 18 – 25 tuổi thì răng khôn mới bắt đầu nhú mọc, tuy nhiên độ tuổi này sẽ có cự chênh lệch ở mỗi người. Vì có những người sẽ mọc sớm hoặc muộn hơn như 28, 29 tuổi. Nhưng nhìn chung, độ tuổi mà răng khôn mọc phổ biến nhất là từ 17 đến 25 tuổi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 chiếc răng khôn. Bởi có những người chỉ mọc 1-2 chiếc rồi không mọc nữa hoặc có những người không có răng khôn. Nguyên nhân là vì răng khôn mọc sau khi những răng xung quanh đã mọc, phát triển ổn định, các mô mềm phủ dày nên sẽ có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm. Một số ít không có răng khôn bởi bẩm sinh hoặc những yếu tố di truyền nên chúng không mọc như bình thường.
III. Những dấu hiệu mọc răng không
Thực tế, rất nhiều người muốn biết được bao nhiêu tuổi mọc răng khôn bởi vì để có kế hoạch chuẩn bị cho những cơn đau do chúng gây ra. Đồng thời lên được phương án xử lý phù hợp cũng như có thời gian tìm hiểu về chiếc răng khá phiền toái này.
Không chỉ vậy, việc xác định được độ tuổi mọc răng khôn còn giúp bạn tìm ra những biện pháp phòng ngừa các tình huống bất ngờ do răng khôn gây ra như chảy máu chân răng, sưng nướu. Tùy vào vị trí răng khôn mọc mà từng đợt nhú răng sẽ có các dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Nếu răng mọc thẳng thì các cơn đau thường chỉ xuất hiện trong 2-3 đợt đầu mọc răng. Riêng với trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thì những cơn đau thường dữ dội hơn… Dưới đây chính là những dấu hiệu của việc mọc răng khôn.
- Đau nhức kéo dài: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất khi mọc răng khôn. Những con đau kéo dài, âm ỉ dưới nướu và càng dữ dội hơn khi răng khôn bắt đầu mọc lên. Triệu chứng này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi răng phát triển hoàn chỉnh.
- Nướu sưng tấy: Những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thường khó trồi lên vì thế chúng sẽ đâm vào nướu, khiến các mô mềm xung quanh bị sưng đỏ, đau nhức.
- Nhiễm trùng: Răng khôn mọc kẹt chính là nguyên nhân hình thành những túi nhỏ chứa vi khuẩn xung quanh răng do khó vệ sinh. Các túi mủ này nếu không được điều trị kịp thời sẽ hình thành túi áp xe, khiến cho vùng xung quanh nướu bị sưng trầm trọng, hơi có mùi hôi…
- Cứng hàm: Đi kèm với dấu hiệu đau nhức nướu là tình trạng khó mở to miệng khi đưa thức ăn vào, cơ miệng hoạt động kém linh hoạt hơn.
- Răng bên cạnh bị đau nhức: Dấu hiệu này xảy ra khi răng khôn mọc lệch, đâm vào chân răng số 7. Trường hợp này nếu không được can thiệp kịp thời thì có thể khiến răng số 7 bị sâu, hư tủy và buộc phải nhổ bỏ.
- Sốt nhẹ: Quá trình răng khôn mọc sẽ gây ra sốt nhẹ, Cụ thể, lúc răng phát triển, cơ thể của chúng ta sẽ có sự thay đổi, thân nhiệt tăng lên và dễ gây mệt mỏi, sốt.
IV. Một số trường hợp mọc răng khôn thường gặp
Bên cạnh việc biết được bao nhiêu tuổi mọc răng khôn thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những trường hợp mọc răng khôn phổ biến như sau:
- Răng khôn không mọc: Theo các bác sĩ nha khoa, đây không phải trường hợp hiếm gặp. Thực tế, độ tuổi mọc răng khôn không quá 30. Vì thế, nếu bạn đã trải qua giai đoạn U30 mà vẫn chưa trải nghiệm mọc răng khôn thì có thể chiếc răng đó của bạn đã bị ngủ quên rồi đấy.
- Răng khôn mọc thẳng: Đây chính là trường hợp răng khôn mọc may mắn nhất. Tuy nhiên, răng khôn mọc thẳng lại không xuất hiện nhiều. Răng khôn mọc thẳng sẽ không gây ra những ảnh hưởng với răng bên cạnh, cũng như không khiến bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt. Sau khi nhú lên, răng khôn cũng giống như những chiếc răng khác mọc bình thường, không gây hại.
- Răng khôn mọc lệch: Tình trạng này phổ biến ở rất nhiều người và gây ra những phiền toái như đau nhức, sốt, sưng nướu… làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được bao nhiêu tuổi mọc răng khôn cũng như dấu hiệu mọc răng khôn rồi đúng không. Nhìn chung, răng khôn không cần phải nhổ bỏ nếu chúng mọc thẳng và không gây hại đến những răng kế cận. Tuy nhiên, nếu việc mọc răng khôn gây ra tình trạng đau nhức kéo dài thì bạn nên thăm khám và xem xét nhổ bó nếu bác sĩ khuyến cáo nhé.